Tại sao máy lạnh có mùi hôi mốc?
Mùi hôi là vấn đề phiền phức cần phải xử lý ngay để đảm bảo chất lượng không gian sống. Đối với một chiếc máy lạnh mới, mùi này nếu có sẽ là mùi nhựa, sẽ tự động hết sau vài giờ (hoặc vài ngày) và không gặp lại nữa. Nhưng đối với những chiếc máy lạnh đã sử dụng một thời gian, vấn đề mùi hôi được đề cập sẽ là mùi ẩm thấp khó chịu. Mùi này thường do vi khuẩn và các loại nấm mốc phát triển trong điều kiện ẩm ướt trong hệ thống máy lạnh. Khi máy lạnh hoạt động, hơi lạnh đi qua bộ lọc, tiếp xúc với các bề mặt bên trong máy và thổi ra ngoài, chúng sẽ vô tình mang các bào tử nấm gây mùi hôi ấy lan tỏa trong không gian. Do đó, mùi hôi này thực sự là một mối nguy tiềm tàng cho sức khỏe người trong phòng.
Xử lý máy lạnh bị hôi mốc vì thế mà là việc làm rất cần thiết. Loại bỏ mùi hôi hiệu quả sẽ giữ cho không gian sống và làm việc trong nhà luôn trong lành, thoáng mát, an toàn với người dùng. Ngoài ra, duy trì và chăm sóc máy lạnh tốt cũng giúp kéo dài tuổi thọ và tăng hiệu suất hoạt động của máy, tiết kiệm năng lượng và giảm chi phí sửa chữa.
Trong phần tiếp theo, chúng ta sẽ tìm hiểu về nguyên nhân gây mùi hôi mốc trong máy lạnh và cách xử lý vấn đề này một cách đơn giản và hiệu quả.
Các tác nhân gây hôi mốc máy lạnh?
Nước và độ ẩm tích tụ trong dàn lạnh
Tác nhân đầu tiên gây ra tình trạng mùi hôi mốc trong máy lạnh chính là nước. Quá trình làm lạnh tại dàn sẽ kéo theo sự ngưng tụ hơi nước thành thể lỏng. Lượng nước này tuy được dẫn ra bên ngoài nhưng chắc chắn vẫn vương lại tại dàn và bộ lọc một lượng nhỏ. Nếu máy có tần suất sử dụng càng lớn, lượng nước tích tụ càng nhanh và nhiều, ngày qua ngày làm tăng độ ẩm. Theo lý thuyết, lượng hơi nước này lẽ ra không thể tạo mùi, nhưng nó lại biến dàn lạnh thành môi trường thuận lợi, thúc đẩy cho loại tác nhân gây mùi tiếp theo phát sinh. Đó chính là vi khuẩn và nấm mốc.
Sự sinh sôi của vi khuẩn và nấm mốc
Bên cạnh vi khuẩn lơ lửng luôn có sẵn trong không khí, máy lạnh (hay cụ thể là bộ lọc) còn là nơi chủ động thu hút, thu giữ rất nhiều chất bẩn. Đó là hỗn hợp của bụi bặm, lông thú, phấn hoa, chất độc khói thuốc, và bất cứ chất bẩn, vi khuẩn nào phát sinh trong quá trình sinh hoạt. Trong điều kiện lý tưởng mà nước đọng tạo ra, những chất bẩn này phát triển nhanh chóng, bám vào bộ lọc và mặt trong máy lạnh. Đến mật độ nhất định, chúng phát ra mùi hôi mốc phảng phất trong phòng. Lúc máy hoạt động, chúng sẽ theo luồng gió phát tán rộng, làm lan tỏa ổ nấm mốc ra khắp nơi.
Hệ thống thoát nước không hoạt động hiệu quả
Đây là tác nhân không quá quan trọng, nhưng có thể đóng vai trò thúc đẩy, khiến vấn đề mùi hôi trầm trọng nhanh hơn. Hệ thống thoát nước của máy lạnh đóng vai trò loại bỏ nước sinh ra trong quy trình hoạt động. Nếu hệ thống thoát này không hoạt động hiệu quả, ví dụ do bụi bẩn làm tắc, thì nước sẽ chảy ngược trở lại trong hệ thống và làm môi trường ở đó càng ẩm ướt hơn. Độ ẩm càng cao, vi khuẩn nấm mốc càng phát triển mạnh, mùi hôi mốc sẽ càng đậm và rõ, gây khó chịu cho người sống trong phòng.
Có thể thấy, ba tác nhân gây mùi này đi cùng nhau và hỗ trợ lẫn nhau. Nên để khắc phục vấn đề mùi hôi mốc trong máy lạnh, chúng ta cần xử lý cả 3 nguyên nhân gây ra nó. Trong phần tiếp theo, chúng ta sẽ tìm hiểu về cách xử lý máy lạnh bị hôi mốc để đảm bảo không khí trong nhà luôn trong lành và thoáng mát.
Biện pháp xử lý máy lạnh bị hôi mốc hết ngay
Vệ sinh và làm sạch máy lạnh
Nếu vấn đề do vi khuẩn và nấm mốc gây ra, giải pháp đầu tiên phải thực hiện chính là dọn dẹp vệ sinh để làm sạch ổ vi khuẩn. Quy trình vệ sinh chuẩn đã được Win Way hướng dẫn trước đó, bạn có thể xem tại đây hoặc tham khảo quy trình vệ sinh dàn lạnh ngắn gọn này:
-
Tắt nguồn điện: Trước khi bắt đầu quá trình vệ sinh, đảm bảo rằng máy lạnh đã được tắt nguồn điện hoàn toàn để tránh nguy hiểm.
-
Làm sạch bộ lọc: Lấy bộ lọc từ máy lạnh ra và rửa sạch bằng nước. Nếu bộ lọc quá bẩn, có thể sử dụng nước xà phòng loãng hoặc dung dịch vệ sinh đặc biệt để làm sạch. Sau đó, để bộ lọc khô hoàn toàn trước khi đặt lại vào máy lạnh.
-
Vệ sinh bề mặt bên trong: Sử dụng bàn chải mềm hoặc bông vải mềm để vệ sinh các bề mặt bên trong máy lạnh như cánh quạt, ống dẫn nước và các khe và cánh đảo gió. Loại bỏ bụi bẩn tích tụ trên các bề mặt này.
-
Lau chùi bề mặt bên ngoài của máy lạnh vì có thể vi khuẩn đã lan ra đây. Đảm bảo các bộ phận máy khô ráo hoàn toàn trước khi được lắp đặt trở lại.
Trong đa số trường hợp, bạn không cần dụng cụ, hóa chất gì đặc biệt cho toàn bộ quá trình vệ sinh này. Nước xà phòng cũng có thể tự pha bằng nước và bột giặt. Tuy nhiên, nếu gặp trường hợp máy quá bẩn, nấm mốc dày, bạn có thể tìm mua loại dung dịch vệ sinh chuyên biệt được thiết kế cho máy lạnh. Hãy tuân thủ liều lượng và hướng dẫn sử dụng của nhà sản xuất để làm sạch nhanh mà không làm bào mòn, hư hỏng máy lạnh.
Kiểm tra và bảo trì hệ thống ống dẫn
-
Kiểm tra ống thoát nước: Đảm bảo rằng ống thoát nước không bị tắc nghẽn ở bất cứ điểm nào và nước có thể thoát ra hiệu quả. Nếu phát hiện nước không chảy được, bạn phải khắc phục ngay như làm thông ống, kiểm tra độ dốc, thông hơi… Nếu máy có bơm thoát nước, hãy đảm bảo bơm không bị kẹt và nước được xả ra một cách dễ dàng.
-
Kiểm tra ống dẫn khí gas: Đường ống này nếu có rò rỉ cũng sẽ gây nhỏ nước và tăng độ ẩm. Nên nếu phát hiện sự cố này thì bạn cần báo cho nhân viên điện lạnh chuyên nghiệp xử lý.
Điều chỉnh cài đặt và sử dụng hợp lý
Ở mức độ nhẹ, mùi hôi mốc của máy lạnh có thể được xử lý chỉ bằng 1 số lưu ý trong thao tác sử dụng như sau:
-
Điều chỉnh nhiệt độ vừa phải: Cài đặt mức nhiệt đủ để thoải mái nhưng không quá lạnh vừa an toàn cho sức khỏe, vừa giảm lượng hơi nước hóa lỏng tại dàn sẽ làm chậm sức phát triển của vi khuẩn và nấm mốc.
-
Sử dụng chế độ làm khô: Trong mỗi chiếc máy lạnh đều có sẵn chế độ Hút Ẩm Dry bên cạnh chế độ làm mát thường dùng. Ở miền Bắc, chế độ này sử dụng nhiều vào mùa nồm để làm khô căn phòng. Vậy thì bạn cũng có thể dùng nó để giảm độ ẩm dàn, miễn là chú ý cường độ và thời gian dùng để loại bỏ nấm mốc hiệu quả.
-
Thông gió và lưu thông không khí: Thỉnh thoảng, bạn có thể dùng chế độ Quạt (không làm lạnh) để hỗ trợ thổi khô dàn máy lạnh. Một cách khác dễ hơn để đảm bảo không gian thoáng khí là tắt máy để mở cửa sổ 2 buổi mỗi ngày. Như vậy, không khí trong phòng được trao đổi, tránh tù động sinh ẩm và mùi hôi.
Định kỳ bảo dưỡng
Để máy lạnh luôn có hiệu suất làm việc tốt nhất, bạn cần chủ động vệ sinh máy định kỳ chứ không phải chỉ làm khi đã xuất hiện mùi hôi. Máy luôn ở trạng thái sạch sẽ cũng đảm bảo không khí trong nhà sạch khuẩn, tránh gây bệnh hô hấp. Nếu bạn quá bận rộn để tự thực hiện hoặc muốn máy được bảo dưỡng bài bản, có thể liên hệ hãng sản xuất hoặc thợ điều hòa chuyên nghiệp. Họ sẽ làm sạch toàn bộ hệ thống, kiểm tra các chi tiết linh kiện cũng như xử lý sớm các lỗi được phát hiện.
Phòng ngừa máy lạnh bị hôi mốc
Bên cạnh các biện pháp xử lý tình trạng mùi hôi kể trên, bạn có thể chủ động phòng tránh vấn đề này bằng các cách như:
-
Quét dọn phòng ốc hằng ngày, loại bỏ bụi bẩn mang mầm mống phát sinh vi khuẩn, nấm mốc.
-
Kết hợp quạt và các biện pháp thông gió để phòng luôn được thoáng khí.
-
Sử dụng sản phẩm khử mùi, hấp thụ mùi hôi như bột baking soda, than hoạt tính. Chúng sẽ chặn đứng nguy cơ phát tán mùi hôi.
-
Xông thơm phòng bằng các sản phẩm xịt phòng, gel thơm chuyên dụng.
-
Chọn lựa máy lạnh có chức năng hỗ trợ khử ẩm. Một số loại máy lạnh như thiết bị của SK sẽ được thiết kế để tự động thổi gió thêm 3 – 5 phút sau khi tắt máy để hong khô dàn, khử mùi bằng vật liệu than hoạt tính tích hợp trong bộ lọc, vệ sinh dàn tự động,… Bạn có thể chú ý các chi tiết như thế khi chọn mua máy để có thể sử dụng thoải mái hơn.
Lời kết
Mùi hôi mốc vừa tạo cảm giác khó chịu, khiến người dùng trong phòng bị stress, vừa làm hại sức khỏe bởi nguy cơ mang theo vi khuẩn. Nên cùng với mong muốn tạo ra không gian sống thoải mái, Win Way cho rằng mình cần có trách nhiệm chia sẻ cách giải quyết vấn đề mùi hôi có thể phát sinh từ các thiết bị làm mát.