Cách Làm Mứt Dừa

Mứt Tết là món không thể thiếu trong đĩa bánh kẹo mỗi dịp xuân về để trước là đãi khách, sau là cả nhà sum vầy bên nhau trò chuyện và chia sẻ cuộc sống năm cũ, nguyện vọng trong năm mới. Những món bánh mứt truyền thống giản dị như mứt dừa, mứt quất, bánh gai, bánh thuẫn… xuân nào cũng thấy, xuân nào cũng ăn mà chả xuân nào ngán cả. Cứ tầm tháng chạp là chị em phụ nữ lại xắn tay chuẩn bị mứt này bánh nọ, làm túc tắc để đến Tết đơm lên mời khách. Hôm nay Win Way sẽ đưa ra cách làm mứt dừa thơm ngon theo hướng dẫn bên dưới để chuẩn bị cho Tết này nhé!

Cách Làm Mứt Dừa

Dạo gần đây, phong cách làm món ăn đang có xu hướng xen lẫn giữa hương vị cổ xưa và hương vị hiện đại. Dưới đây mình sẽ đưa ra các cách làm mứt dừa vừa truyền thống vừa mang xu hướng mới mẻ.

Cách chọn dừa:

Để chọn được dừa nguyên liệu phù hợp bạn cần chú ý vài đặc điểm nho nhỏ như sau:

Với dừa nguyên vỏ:

Dừa non sẽ có da mềm, màu xanh tươi, phần cuốn dừa xanh sáng. Vỏ dừa chỗ gần cuống bạn có thể cào ra được dễ dàng. Khi gõ vào vỏ, dừa phát ra âm thanh trầm đục.

Dừa bánh tẻ (dừa không non không già) sẽ có da rám, vỏ hơi ngả màu và vẫn còn hơi mềm. Khi bấm móng tay vào vỏ dừa sẽ có cảm nhận được độ tơi xốp của xơ dừa.

Cách Làm Mứt Dừa

Dừa già vỏ ngả màu xanh cỏ úa/vàng nâu và rất khô không thể bấm vào da dừa được, khi cào phần vỏ gần cuống sẽ không bị tróc. Khi gõ vào vỏ dừa, âm thanh phát ra trong và vang.

Với dừa đã tách vỏ chỉ còn lớp vỏ lụa nâu bên ngoài thì bạn chú ý màu càng đậm, lớp vỏ lụa càng cứng thì dừa càng già. Nếu bạn mua dừa khô, tương tự như lớp vỏ lụa, màu gáo/màu lớp xơ dừa sẫm chừng nào dừa già chừng đó.

Khi mua dừa bạn nhờ người bán tách vỏ xơ dừa ra hộ luôn cho tiện nhé. Về nhà bạn chỉ cần chọc mấy lỗ trên sọ dừa để lấy hết nước. Nước dừa bạn có thể uống tươi hoặc tận dụng làm thêm mấy món đơn giản như thạch dừa, kem trái dừa hoặc nấu lẩu Thái,…

Cách tách cùi dừa khỏi sọ dừa cứng

Phần sọ dừa sau khi rút hết nước, bạn đem đi nướng bằng bếp ga/ lò nướng (~170˚C) trong vòng 30-40 phút. Hoặc nếu nhà có lò vi sóng bạn cho vào quay nóng chừng 4-6 phút cũng được. Sau khi dừa nguội, bạn dùng sống dao vừa gõ vừa xoay một đường vòng tròn quanh trái dừa thì sọ dừa sẽ nứt đôi.

Cách Làm Mứt Dừa

Lúc này bạn dùng cán thìa hoặc dao lưỡi mỏng nạy nhẹ nhàng quanh mép sọ dừa từ rìa vào trong lòng là sẽ dễ dàng lấy được cùi dừa nguyên vẹn. Tiếp đấy bạn bào bỏ phần vỏ lụa màu nâu ở mặt sau cùi dừa rồi rửa sạch để ráo.

Đơn giản hơn, nếu mua dừa mà chỉ còn lớp vỏ lụa nâu, bạn có thể dùng nạo hoặc dao bào bỏ phần vỏ lụa rồi bổ đôi quả dừa thôi. Nhớ bổ dừa trong cái âu/chậu lớn để phần nước dừa không chảy tung tóe nha!

Sơ chế cùi dừa

Lấy 1 chậu nước (~ 1 lít nước) cho vào 1 thìa cà phê muối và vắt thêm nửa quả chanh, khuấy đều cho mọi thứ tan hết. Sau đấy bạn bào dừa thành những sợi dài như mong muốn rồi cho vào chậu nước đã chuẩn bị, ngâm trong vòng 30 phút để dầu dừa rút ra bớt.

Sau khi ngâm, bạn rửa sợi dừa vài lần, đến khi nước trong veo, cầm sợi dừa thấy không còn trơn nhớt thì đổ ra rổ để ráo.

Cách Làm Mứt Dừa

Tiếp đấy bạn nấu nước sôi, chần sợi dừa chừng 5-10 phút (nếu dừa già bạn chần lâu hơn tí) rồi vớt ra ngâm tiếp nước lạnh thêm 1 giờ. Sau đấy lại tiếp tục rửa sợi dừa đến khi nước trong rồi vớt ra để ráo.

Sợi dừa càng ít ngậm dầu chừng nào thì món mứt của bạn sau này sẽ càng bông ráo, không bị chảy nước và bảo quản được lâu chừng đấy.

Khi sợi dừa ráo nước, bạn ướp dừa với đường theo tỉ lệ 2:1, cứ 1 lớp dừa rải 1 lớp đường. Cho đường vào ướp xong bạn lắc lắc âu nhẹ nhẹ để đường phủ đều dừa. Vì sợi dừa mềm khá dễ gãy nên bạn tránh dùng đũa đảo nhé. Bạn ngâm chừng 8-10 tiếng cho dừa ngấm. Khâu chuẩn bị này bạn có thể làm từ đêm trước và ướp dừa qua đêm.

Loại dừa non trong cùi có chứa nhiều nước hơn cùi dừa già nên ngâm đường lâu chút để cho nước trong cùi tiết ra nhiều hơn để khi sên mứt sẽ khô ráo hơn và bảo quản lâu hơn.

Lưu ý: Vắt thêm chút chanh (chỉ một ít) ướp cùng dừa mục đích để khi sên mứt sẽ làm cho đường dẻo và không bị lại đường.

Cách tạo màu cho mứt dừa

Ngoài mứt dừa sợi trắng truyền thống, bạn có thể tạo hình và dùng các loại màu hoa quả tự nhiên (hoa đậu biếc, chanh leo, hoa bụp giấm, cà phê, trà xanh,…) ướp cùng đường với dừa để nhuộm màu và tạo hương vị để món mứt dừa của mình thêm đặc sắc nhé.

Cách tạo màu tự nhiên từ rau củ quả:  Tạo màu tự nhiên cho mứt dừa không khó. Ví dụ màu tím được làm từ lá cẩm tím.

Cách Làm Mứt Dừa

Bạn chỉ việc đun lá cẩm tím lên sẽ được phần nước màu tím, để nguội rồi đổ vào phần dừa vừa ướp xong. (Thời gian ướp dừa với đường tuỳ vào mỗi giai đoạn: Chuẩn nhất là 4 giờ. Ngoài ra nếu không có thời gian bạn có thể ướp từ nửa tiếng đến 2 giờ).

Sau khi đổ phần nước màu tím được lấy từ lá cẩm tím thì chúng ta ướp thêm khoảng 2 giờ nữa hoặc làm ngay cũng được. Bạn để lại chút nước màu để khi sên, cho thêm vào mứt cho màu tươi đẹp hơn. Khi thêm màu nước bạn nhớ cho thêm đường, ít đường mứt không kết tinh được.

Với các màu khác cũng làm như vậy: Màu cam ta xay nước cốt cà rốt, màu đỏ từ gấc hoặc lá cẩm đỏ, màu xanh của lá dứa hoặc cà phê, màu hồng từ củ dền, vàng của hạt dành dành, màu cà phê…

Cách làm mứt dừa non sợi truyền thống

Chuẩn bị nguyên liệu làm mứt dừa non

  • 700g dừa non
  • 350g đường
  • nửa quả chanh
  • 1 ống vani
  • Muối

Cách Làm Mứt Dừa

Các bước thực hiện làm mứt dừa non

Bước 1: Sơ chế dừa non

Dừa non cạo sạch phần nâu bên ngoài, cắt miếng vừa ăn khoảng 0,6cm, rồi rửa lại khoảng 3-4 lần.

Vắt chanh vào dừa và rửa với nước thêm lần nữa.

Ngâm dừa vào nước sôi khoảng 3 phút.

Bước 2: Ướp dừa

Sau khi dừa ráo thì cho ra thao ướp với ½ muỗng muối và 350g đường.

Ướp khoảng 3-4 tiếng cho đường tan ra và ngấm vào dừa.

Bước 3: Sên mứt

Cho dừa vào chảo và sên dừa với lửa lớn. Khi thấy nước đường sôi thì hạ lửa và tiếp tục sên.

Cho vani vào để tạo mùi thơm và tiếp tục sên đến khi nước đường khô lại và tạo phấn trên dừa. Cho ra dĩa để ăn cắt phần thừa vào hũ ăn dần.

Bước 4: Thành phẩm

Mứt dừa dai, ngon thích hợp để ăn vặt trong dịp tết đặc biệt là mứt bảo quản được lâu.

Cách làm mứt dừa miếng dẻo thơm ngọt dịu

Chuẩn bị nguyên liệu mứt dừa miếng dẻo

  • 1,5kg cùi dừa non
  • 765g đường
  • 1 muỗng bột trà xanh
  • 2 muỗng sữa đặc
  • 1 muỗng muối
  • ½ trái chanh
  • 50ml nước cốt chanh dây

Cách Làm Mứt Dừa

Các bước thực hiện mứt dừa miếng dẻo

Bước 1: Cắt ngâm cùi dừa

Cùi dừa non cắt thành từng miếng nhỏ hình tam giác. sau đó rửa sạch với nước cốt chanh và nước lạnh để dừa được trắng tinh hơn.

Sau đó cho dừa vào nước muối ngâm khoảng 30 phút.

Bước 2: Chần sơ cùi dừa

Chần cùi dừa với nước sôi khoảng 5 phút rồi vớt ra để ráo nước.

Bước 3: Ướp cùi dừa

Ướp cùi dừa đã để khô với 750g đường, khoảng 2 tiếng đến khi đường chảy ra và ngấm vào dừa.

Cách Làm Mứt Dừa

Bước 4: Tạo màu mứt

Chia dừa thành 3 phần bằng nhau

Phần 1 đem ướp với nước cốt chanh dây để lấy màu vàng.

Phần 2 ướp với trà xanh và nước ấm để lấy màu xanh.

Phần 3 để màu nguyên bản

Ướp trong 3 tiếng để ngấm màu mứt.

Bước 5: Sên mứt dừa

Sên dừa trên chảo chống dính với sữa đặc đến khi đường khô lại và tạo phấn trên dừa.

Làm tương tự như vậy với 3 tô, rồi cho vào hũ bảo quản.

Bước 6: Thành phẩm

Thành phẩm mứt dừa miếng vừa dẻo vừa thơm lại bắt mắt, ăn có vị ngọt dịu rất thích hợp cho ngày tết.

Cách làm mứt dừa viên

Nguyên liệu mứt dừa viên

  • Cùi dừa bánh tẻ: 800 gram
  • Đường: 400 gram
  • Café: 1 gói
  • Chanh leo: 2 quả
  • Lá dứa: một ít
  • Sữa tươi không đường: 50ml

Cách làm mứt dừa viên

Cùi dừa bánh tẻ đem rửa sạch rồi cắt thành hình vuông nhỏ kích thước khoảng 1cm. Ngâm dừa trong nước, rửa qua nhiều lần với nước ấm cho đến khi chúng không còn bị đục nữa thì vớt ra, để ráo nước.

Chia 800 gram dừa ra thành 4 phần (hoặc làm nhiều phần với những màu sắc bạn mong muốn). Ở công thức này mình sẽ làm 4 loại mứt cơ bản: mứt dừa viên truyền thống, mứt dừa viên chanh leo, mứt dừa viên lá dứa và mứt dừa viên café.

Mứt dừa viên vàng: trộn cùng với nước cốt chanh leo đã lược bỏ phần hạt và 100gram đường.

Mứt dừa viên trắng: lấy phần dừa đã chia trong bát đầu tiên, thêm 50ml sữa tươi và 100gram đường vào bát ngâm cùng.

Mứt dừa nâu: hòa tan gói café cùng 80ml nước, trộn phần dừa còn lại cùng nước café với 100gram đường.

Mứt dừa xanh: xay nhuyễn lá dứa với 80ml nước rồi lọc bỏ phần bã, trộn dừa cùng nước lá dứa và 100gram đường.

Cách Làm Mứt Dừa

Sau khi đã ngâm dừa cùng với các nguyên liệu, bạn đợi cho đường tan hết và ngấm vào dừa trong vài giờ đồng hồ. Sau đó, lần lượt đổ từng loại mứt vào chảo đun lên ở lửa vừa.

Khi thấy chảo sôi lên thì đảo đều tay cho đường keo lại. Tiếp theo, chỉnh nhỏ lửa, đảo tiếp để đường kết tinh trắng bám quanh viên dừa là được. Thực hiện tương tự cho đến khi hết các phần mứt đã chuẩn bị.

Mứt dừa viên sau khi sên xong thì để lên khay đem đi hong gió quạt hoặc đợi nguội bớt rồi cho vào hũ thủy tinh để bảo quản và thưởng thức. Mứt dừa ngon hơn khi phần đường khô và bám đều quanh viên dừa.

Cách làm mứt dừa hình hoa cúc siêu đẹp

Nguyên liệu mứt dừa hình hoa cúc

  • Cùi dừa 1 kg
  • Đường phèn mịn 100 gr
  • Sữa đặc 100 gr
  • Củ dền 200 gr
  • Cà rốt 200 gr
  • Bột matcha 100 gr
  • Bột nghệ 100 gr
  • Dụng cụ thực hiện: Máy ép trái cây, chảo chống dính, hũ thủy tinh …

Cách làm mứt dừa hình hoa cúc

Đập dừa, lấy nước để riêng. Bạn có thể mua trái dừa đã bán nước tại các xe đẩy hay điểm bán dừa.

Bổ đôi trái dừa, khéo léo tách phần cơm dừa khỏi vỏ. Gọt bỏ phần vỏ bám trên cùi dừa. Rửa sạch và để ráo.

Cắt dừa thành hình chữ nhật có kích thước 10×3 (cm).

Dùng dao mỏng, cắt cạnh dừa 10cm thành lát mỏng. Lưu ý chừa lại phần cuống dừa khoảng 1,5 cm.

Rửa dừa nhiều lần với nước đang chảy đến khi nước không còn đục (rửa dừa với nước ấm sẽ nhanh hơn). Sau đó để ráo.

Chia dừa thành 5 phần đều nhau.

Cách Làm Mứt Dừa

Bước 1: Nhuộm dừa, đổ dừa và nước ép dền vào tô, trộn đều để nước ép dền áo đều màu lên các miếng dừa.

Làm tương tự với nước ép cà rốt, bột nghệ và bột matcha. Lưu ý bột nghệ và bột matcha không khuấy với nước, rắc bột lên dừa và xóc đều là được.

Mứt làm xong sẽ có màu nhạt hơn so với màu ban đầu nên nếu bạn muốn có màu đậm thì tăng tỉ lệ dừa với màu tùy ý. 30 phút sau, cho đường phèn và sữa đặc vào các tô dừa đã trộn màu và cả phần dừa màu trắng truyền thống. Trộn đều.

Ngâm dừa qua đêm hay ít nhất 4 tiếng.

Bước 2: Sên mứt dừa, làm nóng chảo chống dính, cho phần dừa ngâm bột matcha vào sên với lửa nhỏ. Lưu ý, giữ lại khoảng 30ml nước ngâm.

Sên dừa đến khi hơi cạn nước, đảo thấy nặng tay thì vặn lửa thật nhỏ. Đổ 30ml nước ngâm giữ lại trước đó vào, sên đến khi dừa khô thì tắt bếp.

Đổ mứt dừa ra mâm. Để dừa âm ấm thì dùng tay uốn các lát dừa thành cánh hoa.

Làm lần lượt với phần dừa ngâm bột nghệ, nước củ dền, nước cà rốt và dừa trắng.

Bước 3: Sau khi mứt dừa được sên xong, bạn bỏ từng loại mứt dừa vào hủ thủy tinh có nắp kín và bảo quản nơi thoáng mát. Mứt dừa thơm ngọt, dẻo ngon chắc chắn sẽ khiến bạn hài lòng.

Lưu ý: Để mứt dừa không bị ướt

Để tránh tình trạng ngày hôm sau mứt dừa non lại bị ướt, bạn nên mang mứt dừa sau khi bỏ từ chảo ra đã khô hong trước quạt. Bạn cũng có thể đem phơi nắng hoặc cho vào lò sấy, sấy ở nhiệt độ 100 độ C cho mứt dừa khô hẳn.

Còn một cách nữa, bạn có thể bỏ phần dừa bị ướt đó lên chảo sên lại, mứt dừa sẽ khô ráo hơn. Sau đó cho vào túi buộc chặt.

Cách Làm Mứt Dừa

Vì dừa non lượng nước trong cùi nhiều hơn cùi dừa già nên bạn ngâm đường lâu hơn chút để dừa non tiết ra nhiều nước hơn khi sên mứt sẽ khô ráo hơn.

Sau khi làm mứt dừa xong bạn nên cho ra khay để thật nguội rồi mới bỏ hũ đem cất sẽ giúp mứt không chảy nước và bảo quản được lâu hơn.

Không bảo quản mứt ở những nơi có ánh nắng chiếu trực tiếp sẽ làm đường tan chảy.

Bảo quản trong lọ thủy tinh, hoặc lọ mủ khi nào ăn thì lấy một lượng nhỏ.

Một số điều cần chú ý trong quá trình làm mứt

Lượng đường trong công thức làm mứt dừa cực kỳ quan trọng, nếu ít hơn 400 gram/kg dừa tươi thì mẻ mứt rất dễ bị thất bại. Nếu gặp trường hợp đường không kết tinh được, bạn nên đổ dừa ra tô, trộn thêm đường mới, đợi đường tan hoàn toàn rồi bắc lên bếp sên lại.

Rửa dừa thật kỹ để đảm bảo dầu đã hết và nên sên mứt trong một chiếc nồi hoặc chảo dày. Trong quá trình sên bạn cần chú ý quan sát lửa: giai đoạn đầu lửa cần để to cho nước cạn, bắt đầu keo lại rồi để lửa nhỏ. Sau đó, khi thấy đường kết tinh thì hạ lửa xuống mức nhỏ nhất rồi tắt bếp từ Bosch ngay.

Đảo đều tay trong suốt thời gian sên mứt và phải thật nhẹ nhàng để dừa không bị cháy và đứt. Không nên để đường đã kết tinh vào mứt quá lâu trên lửa vì như vậy mứt sẽ bị cứng quá, không còn dẻo nữa.

Kết

Những loại mứt Tết đặc biệt là mứt dừa là món ăn vặt nhâm nhi gắn liền với một phần tuổi thơ. Bây giờ, tuy có nhiều bánh kẹo nhập hay các loại hạt bắt mắt hiện đại, nhưng mứt Tết nói chung cũng như mứt dừa nói riêng sẽ chẳng bao giờ bị lãng quên. Trong không khi se lạnh của mùa xuân, cả nhà cũng ngồi quây quần trong phòng khách ấm cũng nhâm nhi ít mứt Tết cùng nhau vui cười những câu chuyện đầu năm thì còn gì bằng.

Mứt dừa tự làm đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm mà thơm ngon, gia đình và khách đến thăm nhà bạn Tết này chắc chắn sẽ mê mẩn món dừa này của bạn đấy.

Để lại một bình luận