Hướng Dẫn Cách Xếp Chén Bát Vào Máy Rửa Bát Đúng Cách

Những chiếc máy rửa bát thông minh được xem như một phát minh vĩ đại, giúp tiết kiệm thời gian cho chị em nội trợ. Tuy nhiên, việc sử dụng những chiếc máy rửa bát thông minh hiện đại này như thế nào là đúng nhất để chén bát khô sạch và tăng tuổi thọ cho máy thì không phải ai cũng biết. Bài viết dưới đây mình sẽ chia sẻ về hướng dẫn cách sắp xếp chén bát vào máy rửa chén bát đúng nhất.

Những gì nên hay không nên cho vào máy rửa bát?

Đầu tiên cần phân loại và tìm hiểu những dụng cụ nào nên hay không nên cho vào máy rửa bát bởi không phải bất cứ dụng cụ nào cũng có thể cho vào máy để rửa bát.

Những dụng cụ an toàn có thể rửa bằng máy rửa bát

–       Chén/ ly/ cốc thủy tinh

–       Các loại dụng cụ bằng thép không gỉ, nhôm, hoặc nhựa chịu nhiệt

–       Các loại dụng cụ bằng đá

cách sắp xếp chén bát

Những dụng cụ không nên cho vào bằng máy rửa bát

–       Dụng cụ bằng gỗ: những dụng cụ bằng gỗ sẽ dễ bị cong vênh và nứt do trong quá trình vận hành có sử dụng nước nóng

–       Dụng cụ bằng gang: sẽ dễ bị gỉ sét nếu rửa bằng máy rửa bát.

–       Vật dụng làm bằng bạc: do chất tẩy mạnh và nước nhiệt độ cao nên các vật dụng bằng bạc dễ bị mài mòn.

–       Dụng cụ bằng đồng, thiếc: dễ bị xỉn màu.

–       Ngoài ra: những chén bát đĩa có hoạt tiết trang trí bằng tay (dễ gây trầy xước, mờ), hoặc các dụng cụ vật dụng có nhãn mác bằng giấy (dễ bị bong ra và kẹt lại trong máy rửa bát), chảo chống dính (sẽ dễ bị mất chất dính)

Cách sắp xếp chén bát vào máy rửa bát đúng nhất

1. Chuẩn bị dụng cụ/ chén bát cần rửa

–       Sau khi ăn xong, vét bỏ hết thức ăn thừa, đặc biệt là xương, và những thứ có thể gây tắc nghẽn vào thùng rác.

–       Không cần thiết phải ngâm hoặc xả chén bát đĩa trước khi cho vào máy rửa bát vì hầu hết các máy rửa bát hiện đại đều được thiết kế để biến vụn thức ăn thành một chất xúc tác, tạo ma sát để rửa chén bát đĩa được sạch hơn.

–       Trong trường hợp nồi hay chảo bị cháy két, hoặc chén bát đĩa bám thức ăn khô cứng thì nên ngâm trước khi cho vào máy rửa chén bát.

–       Trước khi cho vào máy rửa bát thì có thể phân loại và chia nhóm các dụng cụ/ chén bát giống nhau sẽ giúp hiệu quả rửa cao hơn.

máy rửa bát

2. Sắp xếp dụng cụ vào giỏ đáy của máy rửa chén bát

Khi sắp xếp dụng cụ vào giỏ đáy của máy, hãy đặt các dụng cụ cần rửa sao cho những phần bẩn nhất đặt nằm đối diện với cánh tay phun.

Các dụng cụ nặng hơn thì nên đặt vào phần giỏ đáy như: nồi, chảo, thớt hoặc các loại khay. Các dụng cụ này nên hướng về phía trong sát với tường của khoang máy rửa bát. Các dụng cụ này sẽ không chặn các tia nước hay chất tẩy rửa, ảnh hưởng đến việc rửa các vật dụng/ dụng cụ khác với cách sắp xếp này.

Ngoài ra, bạn cũng chú ý không được đặt các dụng cụ chồng lên nhau.

3. Sắp xếp vật dụng/ dụng cụ vào giỏ giữa của máy rửa chén bát

Sau khi bạn đã sắp xếp xong giỏ đáy của máy rửa chén bát thì tiếp tục xếp các dụng cụ nhỏ hơn vào khu vực giỏ giữa của máy như: cốc, ly thủy tinh. Chú ý: nên đặt úp các dụng cụ này xuống để nước không bị đọng lại sau khi rửa. Bạn nên thận trọng khi sắp xếp dụng cụ ở giỏ giữa này để tránh làm chúng bị lọt xuống trong khi rửa.

sắp xếp vào mrb

4. Sắp xếp dụng cụ vào giỏ trên của máy rửa chén bát

Giỏ rửa trên của máy rửa chén bát thường có kích thước nhỏ hơn. Vì vậy, hãy sắp xếp khoa học các dụng cụ có kích thước nhỏ hơn tại giỏ trên này như: chén, bát, đĩa nhỏ hay các khay có kích thước nhỏ.

5. Sắp xếp các phụ kiện khác

Với các dụng cụ nhỏ như: dao, kéo, đũa, thìa hay muỗng thì việc sắp xếp vào máy rửa bát cũng cần đặc biệt chú ý. Vì vậy hãy tách thìa và nĩa ra, không để chúng lồng vào nhau; dao thì đặt úp xuống để tránh tình trạng cứa vào tay khi bạn lấy đồ ra. Hãy cắm ngược thìa, dĩa xuống để tăng hiệu quả làm sạch.

sắp xếp vào máy mrb

Chú ý trong việc sắp xếp chén bát vào máy rửa bát

1. Phân loại các dụng cụ đúng giỏ đựng

– Trước khi sử dụng máy rửa chén bát cần phân loại sắp xếp thành hàng các vật dụng dụng cụ nhỏ, vừa vào giỏ trên còn những dụng cụ cỡ lớn (thì cho vào giỏ đựng dưới.

– Những đồ dùng quá bẩn, nặng nên đặt ở giỏ dưới.

– Với những dụng cụ như: đũa, dao, kéo, nĩa hay muỗng thì đặt vào các ngăn đựng chuyên dụng trong máy rửa chén, gắn chặt, cố định chúng trong ngăn đựng.

2. Đặt úp các dụng cụ vật dụng

– Khi đặt đồ dùng vào máy rửa chén bát, thì cần đặt chúng theo hướng úp xuống, không đặt ngửa ra để nước hoặc thức ăn thừa thoát ra ngoài dễ dàng hơn và không bị đọng lại trong đồ dùng sau khi rửa xong

– Tuy nhiên, đối với các loại bát đĩa có đường cong thì nên đặt nghiêng như vậy sẽ tiết kiệm được không gian trong giỏ đựng.

– Đặt các vật dụng, dụng cụ có tay nắm hướng xuống dưới.

– Với những đồ vật sắc nhọn, dài như các loại dao tỉa thực phẩm thì nên đặt nằm ngang trong giỏ đựng.

chế độ rửa

3. Không đặt dụng cụ chồng lên nhau

  • Không sắp xếp chén bát, dao kéo chồng lên nhau và nên tạo một khoảng cách nhất định giữa các dụng cụ.
  • Chú ý không để chén bát chạm vào những đồ dùng làm bằng thủy tinh hoặc dụng cụ mỏng vì áp suất của vòi phun nước có thể làm đồ dùng mỏng bị xô đổ dẫn đến nứt vỡ.

Chú ý: không nên sắp xếp quá nhiều chén bát đĩa vào thiết bị máy rửa chén bát. Tình trạng quá tải sẽ xảy ra và ảnh hưởng lớn đến hiệu suất hoạt động của máy rửa chén bát. Các dụng cụ nên được sắp xếp để cách vòi phun và không che chắn vòi phun. Như vậy, nước sẽ phun được tới nhiều ngóc ngách của chén bát/ dụng cụ hơn, mặt bẩn nhất của các vật dụng cần rửa để quay vào bộ phận phun.

Chú ý trong việc sử dụng máy rửa chén bát

1. Sử dụng bột rửa chén bát hoặc viên rửa chén bát chuyên dụng thay cho các chất tẩy rửa thông thường khác

Việc lựa chọn các loại chất tẩy chuyên dụng phù hợp với máy rửa chén bát là vô cùng quan trọng và là yếu tố quyết định sự bền lâu của thiết bị. Một số chất tẩy rửa được thiết kế dạng viên hoặc bột ngày nay có thể thay thế cho chất tẩy rửa thông thường, tuyệt đối không sử dụng các loại nước rửa chén bát bằng tay dùng cho máy rửa.

chất rửa chuyên dụng

2. Muối làm mềm nước là hóa chất nên sử dụng khi dùng máy rửa chén bát

Muối rửa chén bát có tác dụng làm mềm nước sẽ có tác dụng ngăn chặn hiện tượng vón cục của chất tẩy rửa. Khi rửa bát không có muối làm mềm nước chuyên dụng thì  lượng vôi trong nước dần kết tủa đóng cặn và phá hỏng các thiết bị của máy. Chú ý đèn báo chỉ số “salt” để biết tình trạng muối còn hay hết và nên bổ sung kịp thời

3. Để máy rửa chén bát nguội hẳn mới lấy dụng cụ ra tránh bỏng tay

Máy rửa chén bát sử dụng nước nóng để rửa và làm sạch bát đũa, sau đó qua quá trình sấy khô bằng nhiệt độ cao từ khoảng 60 – 80 độ nên sau khi máy chạy xong các chương trình rửa sẽ vẫn còn khá nóng, nên nếu mở máy và lấy đồ ra ngay sẽ dễ bị bỏng tay. Vì vậy nên đợi ít nhất 10 – 15 phút để đồ dùng, dụng cụ nguội dần rồi lấy ra và xếp lên giá bát đĩa.

4. Vệ sinh máy rửa chén bát thường xuyên định kỳ

Sau những lần sử dụng thì hầu hết các thiết bị đều cần được vệ sinh thường xuyên định kỳ để bảo vệ các linh kiện thiết bị cho máy hoạt động tốt và đảm bảo vệ sinh. Các bộ phận cần được vệ sinh kỹ càng hơn như bộ lọc chất bẩn, cánh tay phun nước, ống thoát nước, các giá để đồ và cửa máy nơi tiếp xúc với khoảng không.

Trên thực tế, máy rửa chén bát sẽ hoạt động hiệu quả hơn và khai thác tốt hơn các chức năng của chúng nếu biết cách sắp xếp chén bát đũa và dụng cụ vào máy rửa chén bát rất đơn giản mà không tốn nhiều thời gian. Hơn thế nữa, đây là cách tốt nhất để bảo vệ máy rửa chén bát cũng như các dụng cụ nhà bếp của mình để có tuổi thọ bền lâu hơn. Bài viết về hướng dẫn cách sắp xếp chén bát vào máy rửa chén bát đúng cách trên đây hy vọng đã giúp bạn biết cách sắp xếp dụng cụ vào máy rửa chén bát đúng cách nhất.

Để lại một bình luận